[Du học Hàn Quốc] Tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của người Hàn

Tư Vấn Du Học Hàn Quốc KANATA Hà Nội 3 năm trước 452 lượt xem

Nằm ở phía Đông của châu Á, Hàn Quốc là đất nước có văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Những giá trị đó không chỉ thể hiện qua trang phục, cách chào hỏi, đồ ăn thức uống mà còn được bộc lộ ngay trong đời sống thường ngày của người dân. Hãy cùng KANATA điểm qua vài nét quan trọng trong văn hóa của xứ sở kim chi nhất định du học sinh phải biết.

1. VĂN HÓA DÙNG THIA & ĐŨA CỦA NGƯỜI HÀN

Giống như các nước châu Á khác, thìa và đũa là những dụng cụ chính được dùng trong bữa ăn của người Hàn Quốc. Không chỉ vậy, bộ đũa thìa còn trở thành một nét văn hóa quan trọng lối sống của người dân xứ sở Kimchi nữa. Bây giờ, hãy cùng với Giao lưu văn hóa Hàn Việt tìm hiểu những điều thú vị về văn hóa đũa thìa của người Hàn Quốc nhé.

Người Hàn dùng vật liệu kim loại để làm đũa và thìa. Từ xa xưa, người giàu có thì dùng thìa vàng đũa bạc, người trung lưu dùng đồ đồng còn người dân nghèo sẽ dùng đồ bằng sắt. Hiện nay thì người Hàn Quốc dùng sắt không gỉ. Đũa và thìa có vai trò không thể thay thế nhau: Trên bàn ăn, mỗi người sẽ sử dụng một bộ đũa thìa riêng, trong đó thìa có nhiệm vụ múc cơm và canh trong bát của mình còn đũa dùng để để gắp thức ăn trên bàn ăn. Người Hàn Quốc tránh cầm đũa và thìa trên tay cùng một lúc. Vì thế nên khi đang cầm thìa thì ta phải bỏ đũa xuống và ngược lại.

Một bộ đũa thìa là món quà ý nghĩa trong ngày cưới với mong muốn đôi vợ chồng mới sẽ bên nhau đến đầu bạc răng nong, không rời xa nhau như đũa với thìa. Giữa thìa và đũa thì thìa là đồ vật được cho là được sử dụng chủ yếu hơn. Hình ảnh chiếc thìa còn được xuất hiện trong tục ngữ Hàn Quốc ví dụ như câu “숟가락을 놓았다” (Buông thìa), ý chỉ cái chết của con người.

Advertisement

2. VĂN HÓA 빨리빨리 CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC

Khi đến một nhà hàng bạn có bao giờ hỏi phục vụ “khi nào món ăn lên” không? Bạn có muốn hoàn thành công việc của mình càng nhanh càng tốt không? Khi gửi tin nhắn cho một ai đó bạn có thường kiểm tra điện thoại xem người kia đã đọc hay chưa? Bạn có bao giờ vội vàng như vậy trong cuộc sống hàng ngày của mình không?
Một trong những từ tiếng Hàn mà người nước ngoài đến Hàn Quốc thường gặp được là “빨리빨리” (nhanh nhanh). Và nó cũng trở thành một văn hoá của xứ sở Kim Chi. Ở Hàn Quốc mọi thứ điều diễn ra rất nhanh chóng. Người nước ngoài thường rất ngạc nhiên với tốc độ nhanh chóng này. Hầu hết người Hàn Quốc đều 빨리빨리 trong tất cả mọi thứ như công việc, học hành, ăn uống,…
Chúng ta có thể thường xuyên bắt gặp cảnh mọi người phải chạy nhanh để bắt kịp chuyến tàu hay xe bus ở Hàn. Có vẻ như không phải ngẫu nhiên mà các vận động viên Hàn Quốc giành được nhiều huy chương nhất trong lịch sử ở nội dung thi chạy ngắn tại thế vận hội mùa đông.

Tốc độ kết nối internet nhanh nhất thế giới, dịch vụ chuyển phát nhanh, văn hoá giao hàng tiên tiến, dịch vụ chuyển nhà, lái xe thay thế,… là những ví dụ điển hình về văn hoá “nhanh nhanh” của Hàn Quốc.

Nguồn gốc văn hóa 빨리빨리
빨리빨리 là một phần không thể tách rời của văn hoá Hàn Quốc ngày nay. Thế nhưng như bạn đã biết, chỉ một thế kỉ trước, Hàn Quốc thậm chí còn được gọi là “vùng đất của buổi sáng bình yên”. Vậy tại sao Hàn Quốc lại trở nên nhanh chóng như vậy?

Advertisement

Sau thế chiến thứ hai, kinh tế Hàn Quốc rất khó khăn. Tuy nhiên chỉ trong vòng 40 năm, nền kinh tế Hàn Quốc đã có một bước tiến nhảy vọt và trở thành một nhà lãnh đạo của nền kinh tế toàn cầu. Chỉ trong 40 năm, Hàn Quốc đi đến con đường mà các nước tiên tiến phương tây đã mở ra trong nhiều thế kỉ. Đó là nhờ sự nổ lực của người Hàn đã tìm kiếm sự bức phá để phát triển kinh tế. Cùng với sự nổ lực này dần dần văn hoá 빨리빨리 của Hàn Quốc được hình thành.

Văn hoá “nhanh nhanh” này cũng có thể xem là bắt đầu từ tính cách nóng vội và thiếu kiên nhẫn của người Hàn. Vậy nên họ luôn muốn tìm kiếm giải pháp nhanh và xử lý công việc một cách tức thì. Họ không muốn đối mặt với những bất trắc nên luôn muốn làm mọi việc thật nhanh chóng nhưng đồng thời cũng nhìn vào tương lai xa và có sức chịu đựng bền bỉ để biến ước mơ thành hiện thực.

3. NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ "BANCHAN" TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC HÀN QUỐC

Panchan – Banchan là gì?
Panchan còn có tên gọi khác là Banchan hoặc Bansang. Panchan dùng để chỉ các món ăn phụ của người Hàn Quốc. Món ăn thường được đựng trong dĩa nhỏ và ăn kèm cùng các bữa ăn.
Ở Hàn Quốc, các nhà hàng đều phục vụ đa dạng nhiều loại panchan khác nhau nhằm tăng thêm hương vị cho món ăn.

Advertisement

Nguồn gốc của Banchan
Panchan là món ăn có nguồn gốc từ văn hóa ẩm thực Hàn Quốc trong thời kỳ Tam Quốc và có sự ảnh hưởng từ Phật giáo. Vào thời điểm đó, Đạo Phật được coi như tôn giáo chính và là công cụ để chi phối đất nước Hàn Quốc.
Theo đạo Phật, con người không sử dụng các món thịt trong bữa ăn. Do đó, các món ăn từ rau củ dần trở thành nguồn thực phẩm thiết yếu của mỗi gia đình và được dùng để dâng lên các vị vua, hoàng thân quốc thích.
Sau này, khi cuộc xâm lược Mông Cổ đi kết thúc, việc “cấm ăn thịt” mới được bãi bỏ. Tuy nhiên, món panchan vẫn không bị mất đi. Ngày nay, chúng được biến tấu thành nhiều món với các hương vị hấp dẫn, đa dạng hơn.
Các loại Banchan thông dụng
Panchan có rất nhiều loại và được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau, với số lượng lên đến hơn 100 loại. Tuy nhiên, về cơ bản, có 7 loại panchan thông dụng.
- Bokkeum: Bokkeum là một món xào, cũng thường được xem là một món chính của bữa ăn. Loại pancha này thường chế biến từ các nguyên liệu như thịt bò, thịt heo, thịt gà,…
Bokkeum được chia thành hai loại, đó là bokkeum khô và bokkeum ướt. Bokkeum khô không có nước sốt sệt, trong khi bokkeum ướt thường có nước sốt sệt đặc trưng.
- Jorim: Jorim thường được chế biến từ rau, thịt, hải sản, đậu hũ,… Chúng được ướp với nước sốt, sau đó đem hầm lên. Thông thường, nước tương đậu nành (Ganjang) thường được sử dụng làm nước sốt cho món panchan này. Có hai món Jorim thông dụng nhất, đó là bò hầm nước tương (Jang-jorim) và đậu hũ hầm nước tương (Dubu-jorim).
- Jeon: Jeon là món panchan theo kiểu áp chảo hoặc chiên, với các nguyên liệu chính như bột mì pha loãng, thịt chiên, hải sản, rau, trứng, cà rốt,… Các loại bánh Jeon phổ biến của người Hàn có thể kể đến như bánh kim chi chiên (Kimchijeoikn), bánh xèo khoai tây (Gamjajeon),…
- Jjim: Jjim lại là một món ăn được chế biến bằng cách hấp lên. Ở Hàn Quốc, các món Jjim thông dụng là trứng hấp (Gyeranjjim), cá hấp (Saengseon jjim),…
- Japchae: Japchae là món miến xào cùng thịt bò và các gia vị như xì dầu, ớt,…Tùy theo mùa, chúng có thể được chế biến cùng rau củ như cà rốt, hành tây, nấm,… Khi dùng ăn kèm với cơm, món ăn này còn có tên gọi là Japchae-bap.
- Kim chi: Kim chi là một loại panchan quen thuộc và phổ biến đối với bữa ăn của người Hàn Quốc. Với vị chua, cay đặc trưng, món panchan này sẽ giúp bữa ăn trở nên ngon miệng hơn.
Ngoài kim chi cải thảo, người Hàn còn sử dụng nhiều loại kim chi khác như kim chi hành lá, kim chi dưa chuột, kim chi củ cải,…
- Namul: Namul cũng là một loại panchan thông dụng, với nguyên liệu chính là các loại rau. Chúng có thể được chế biến bằng cách hấp, ướp hoặc xào. Ăn Namul có sẽ giúp làm giảm bớt độ cay của các món như mì cay, cơm trộn,…

những món ăn kèm góp mặt trong mọi bữa ăn của người Hàn Quốc | BabaaoQue.Vn  - Babaaoque.vn

Các món ăn kèm thông thường khác
-
Danmuji: Danmuji còn được biết đến là món củ cải muối vàng, thường được ăn kèm cùng cơm cuộn. Món ăn có vị chua chua, ngọt ngọt giúp bữa ăn trở nên ngon miệng, đậm đà hơn.
- Saewoo (bokkeum myulchi): Đây là các món panchan được làm từ tôm hoặc cá cơm, sau đó phơi khô và chiên hoặc xào với tương ngọt. Đây cũng là một món ăn vặt rất ngon và phổ biến ở Hàn Quốc.
- Rong biển: Rong biển cũng thường được sử dụng để làm thành các món panchan. Rong biển chế biến panchan có nhiều chủng loại, kích thước khác nhau, thường được trộn sống với giấm ngọt, muối.
Tại sao các nhà hàng Hàn Quốc luôn phụ vụ Banchan không giới hạn?
Ở Hàn Quốc, các món panchan này thường được phục vụ không giới hạn tại các nhà hàng. Đối với hầu hết người Hàn Quốc, banchan được phục vụ miễn phí là điều mà họ đã nhận thức được ngay từ khi còn nhỏ. Điều này được nhiều người lý giải rằng, khi Hàn Quốc ở giai đoạn kinh tế khó khăn, gạo thường đắt hơn rất nhiều so với các món ăn phụ này. Vì vậy, sau khi ăn một bát cơm, dù vẫn còn đói nhưng nhiều người thường chọn cách ăn các món ăn kèm, thay vì mua thêm một bát cơm.

Để biết thêm thông tin về Du lịch Hàn Quốc xin vui lòng liên hệ:

- Cơ sở Hà Nội 1: Số 02LK12, KĐT Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Advertisement

- Cơ sở Hà Nội 2: CT5B, KĐT Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

- Cơ sở Hà Nội 3: Số 22LK12, KĐT Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nộ

- Cơ sở Nghệ An: Chợ Cầu, Diễn Cát, Diễn Châu, Nghệ An

#kanata #duhọc #tưvấnduhọc #HànQuốc #họctiếngHàn

Advertisement

------------------------------------------------

KANATA - THƯƠNG HIỆU TƯ VẤN DU HỌC HÀN QUỐC UY TÍN VIỆT NAM !! 

1. Có kinh nghiệm lâu năm và là đối tác với nhiều trường Đại học nổi tiếng tại Hàn Quốc 

2.️ Hồ sơ thủ tục chính xác, nhanh chóng, tỉ lệ đỗ visa cao 

3. Hỗ trợ học tiếng Hàn và ở ký túc xá tại Trường Hàn Ngữ Kanata

Advertisement